Thời gian gần đây rộ lên các vụ dụ dỗ lừa gạt phụ nữ, trẻ em gái ở các vùng nông thôn hoặc những trẻ em là học sinh, sinh viên ăn chơi đua đòi bỏ học, bỏ gia đình sau đó quan hệ tình dục rồi lừa bán vào các ổ mại dâm hoặc đưa lên biên giới để bán sang Trung Quốc.
Buôn người như buôn... rau
Tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn HN vẫn còn tiềm ẩn và
phức tạp. Do đặc điểm là đầu mối của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt đi các nơi nên Hà Nội vẫn là địa bàn trung chuyển của các vụ mua bán người sang Trung Quốc. Tuyến đường bộ Hà Nội đi các tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng là tuyến các đối tượng đưa phụ nữ, trẻ em bán sang Trung Quốc. Các quận, huyện Gia Lâm, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Từ Liêm, Sơn Tây, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Đông Anh là những địa bàn phức tạp về tình hình mua bán người.
Các đối tượng đang coi việc buôn bán người như một ngành nghề để kiếm tiền ăn chơi, trác táng.
![]() |
Chỉ cần một phút bất cẩn, rất có thể một cô gái hay thậm chí là một bé gái ngoan bị kẻ xấu dụ dỗ quan hệ tình dục và mang bán sang Trung Quốc. |
Khám phá ổ nhóm mua bán trẻ em, bắt 4 đối tượng gồm Vũ Văn Ca (SN 1989, ở Hải Dương); Quách Hoa Phượng, SN 1991 ở Hà Nội; Lê Thị Toan (SN 1989); Bùi Thị Bích
Tường SN 1975 đều là người Việt Nam ở Trung Quốc.
Thông
qua chat trên mạng internet, nhóm đối tượng “Tý” (tức Phí), “Hoàng” (tức Ca) và Phương (vợ của Ca) làm quen với các thiếu nữ, thường là các cháu học sinh PTCS, PTTH còn nhẹ dạ và ham chơi, thiếu sự quản lý của cha mẹ từ đó chúng rủ rê các cháu đi chơi bời sau đó lừa, ép các cháu đưa lên Lào Cai, thông qua Lê Thị Toan bán sang Trung Quốc cho Bùi Thị Bích Tường để làm gái mại dâm.
Ngày 31/3/2011 nhóm trên đã lừa cháu Trần Ngọc H., sinh ngày 31/7/1997 trú ở quận Hoàng Mai,
Hà Nội bán sang Trung Quốc.
Một nhóm 7 người ở các tỉnh ngoài về Hà Nội thuê phòng nghỉ tại nhà nghỉ Hoàng Gia,
Mỹ Đình, Từ Liêm có biểu hiện nghi vấn giống với phương thức gom người, trung chuyển người đưa lên biên giới phía bắc để bán. Bắt 5 đối tượng: Nguyễn Văn Tuấn, SN 1988; Tạ Đình Hoàng, SN 1987; Biện Thị Hương, SN 1988 cùng trú tại Vụ Bổn, Krông Pắk, Đắc Lắc; Lê Thị Phương, SN 1984, trú tại thị trấn Phước An, Krông Pắk, Đắc Lắc; Lê Thị Hoa, SN 1969, trú tại phường Trần Phú, TP. Móng Cái, Quảng Ninh.
Tạ Đình Hoan có dì là Nguyễn Thị Dung, SN 1968 hiện ở TP. Đông Hạng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Dung bàn với Hoan nếu tìm được phụ nữ trẻ đưa đến Móng Cái,
Dung sẽ cho người đón đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm và trả tiền cho Hoan. Sau đó các đối tượng Hoan, Tuấn, Hương, Phương bàn nhau và dùng thủ đoạn hứa xin việc làm tại Hà Nội đã lừa được 4 phụ nữ trẻ ở Đắc Lắc đưa ra Hà Nội tập kết để đưa ra Móng Cái cho Hoa dẫn sang Trung
Quốc bán cho Dung.
"Phá đời" rồi đem bán
Các vụ buôn bán người dường như có đặc điểm chung là các đối tượng dụ dỗ lừa gạt phụ nữ, trẻ em gái ở các vùng nông
thôn hoặc những trẻ em là học sinh, sinh viên ăn chơi đua đòi bỏ học, bỏ gia đình sau đó quan hệ tình dục rồi lừa bán vào các ổ mại dâm hoặc đưa lên biên giới để bán sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, thủ đoạn của các đối tượng buôn người còn là sử dụng mạng internet để làm quen nạn nhân, vờ yêu sau đó lừa bán cho chủ nhà nghỉ, quán cà phê đèn mờ hoặc lừa lên biên giới chơi, mua hàng rồi bán sang Trung Quốc.
Lợi
dụng sơ hở trong quá trình quản lý xuất, nhập cảnh, đi du lịch nước ngoài, xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi với người nước ngoài và kết
hôn với người nước ngoài để tổ chức mua bán người ra nước ngoài.
Có
sự câu kết, móc nối giữa một số đối tượng có tiền án, tiền sự là người
Việt Nam đang lẩn trốn, làm ăn ở Trung Quốc với một số đối tượng trong
nước để hình thành các đường dây mua bán người ra nước ngoài làm gái mại dâm hoặc ép lấy chồng người Trung Quốc.
![]() |
Quan điểm dâng hiến hết mình cho người yêu của một bộ phận người trẻ là lý do kẻ xấu thuận tiện cho kẻ xấu "phá đời" thiếu nữ. |
Vấn đề khó hiểu là vì sao các đối tượng phải "phá đời" của những nạn
nhân trước khi bán nạn nhân sang Trung Quốc để kiếm lời? Theo phân tích, nạn nhân
của những vụ buôn bán người này thường dậy thì sớm, thân hình cũng ưa nhìn, có thể đây là nguyên nhân khiến đối tượng giở trò.
Còn
theo phân tích của một chuyên gia tâm lý, chính bởi quan điểm dâng hiến hết mình cho người yêu của một bộ phận người trẻ - dù chưa tìm hiểu kỹ về tính tình, thân nhân là nguyên nhân của việc các đối tượng lợi dụng "phá đời" thiếu nữ. Mặt khác, đối với các thiếu nữ chưa từng trải chuyện đời, để các nạn nhân ngoan ngoãn phục vụ khách mua dâm khi bị đem đi bán, cách dễ dàng nhất là cho các đối tượng "thử" cảm giác mới lạ. Chính một cán bộ về Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em cũng phải thừa nhận rằng, nhiều đối tượng khi bị bắt đã khai nhận thèm cảm giác được quan hệ khi đã làm lần đầu tiên.
Việc một số đối tượng
đóng vai điển mã, hoạt ngôn lừa đảo những cô gái nhẹ dạ cả tin đang làm băng hoại đạo đức trong xã hội và ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý
của những nạn nhân khi bị đem bán. Có điều, mọi tội lỗi phải chăng chỉ
thuộc về những Mã Giám Sinh?
Cây cầu tre được dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1989. Sau hơn 20 năm, nay cầu đã bị mục nát, xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tính mạng người dân, đặc biệt là các em học sinh phải qua cầu tới trường.
Cây cầu Vạn bắc qua dòng sông Hoàng, nối hai xã Tiến Nông (huyện Triệu Sơn) và Đông Ninh (huyện Đông Sơn) hàng ngày có hàng trăm lượt người qua lại. Vì chỉ là cầu tạm nhưng sử dụng tới hơn 20 năm nên đến nay cầu đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cây cầu tre từ lúc được đưa vào sử dụng có thu phí của người qua cầu với mức thu hiện tại là 1.000đ/ người đi bộ và 2.000đ với người có phương tiện. Số tiền này dành để tu bổ cầu hàng năm. Tuy nhiên do vật liệu làm cầu chủ yếu là tre, gỗ nên sau nhiều năm ngâm nước, hứng mưa nắng đã mục nát, một số chân cầu mục gãy đã được thay thế bằng cột bê tông nhỏ (hiện có 12 chân cầu bằng bê tông, còn lại là chân cột tre); mặt cầu là những tấm gỗ mỏng, thường xuyên được thay thế nhưng cũng rất ọp ẹp, xộc xệch.
Ông Nguyễn Bá Sơn, xã Tiến Nông cho biết: “Cây cầu này nhiều năm nay đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người dân nơi đây. Người đi qua cầu bị rơi xuống sông là chuyện bình thường, còn bị gãy tay chân thì có 3 người, rất may chưa có trường hợp nào bị tử vong. Năm ngoái chính tôi cũng bị rơi xuống sông, may mà tôi biết bơi, nhưng xe thì phải nhờ người dân hai bên bờ xuống mò đưa lên. Gần như năm nào vào mùa lũ cây cầu cũng bị cuốn trôi, không bị cuốn trôi cả cầu thì cũng bị cuốn mất mấy đoạn. Vào mùa lũ nước còn lên cao hơn cả mặt cầu, rất nguy hiểm!”.
Vẫn biết cây cầu là mối nguy hiểm khôn lường nhưng do xã Tiến Nông và xã Đông Ninh đều nghèo, không đủ kinh phí xây cầu mới nên đành cứ liều mà qua cầu cũ. Cũng theo ông Sơn, đã nhiều lần xã cùng huyện kiến nghị lên tỉnh và có hai lần đoàn về khảo sát nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì.