Trần Yên Hòa với tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi”
Trần Yên Hòa.
Westminster
(Bình Sa) - Ghé thăm Tòa soạn Việt Báo, Nhà Thơ, Nhà Văn Trần Yên Hòa cho biết anh vừa phát hành tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.”
Những
năm gần đây trong giới văn học, Trần Yên Hòa không phải là người xa lạ,
những tác phẩm đã xuất bản và những bài viết của anh đăng trên các báo cũng đã được nhiều người đón nhận. Thơ của anh cũng như những tập truyện
mà anh đã xuất bản có tầm vóc, vì nó đã chuyên chở được tình yêu thương của con người đối với quê hương đất nước. Trần Yên Hòa không chỉ viết cho chính mình. Anh viết nhiều cho quê hương, qua những kỷ niệm mà trong
đó anh cũng như bạn bè anh đã gắn liền với hoàn cảnh theo thời gian.
Trần Yên Hòa sinh tại Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam, vùng đầt từ ngàn xưa được mệnh danh là địa linh nhân kiệt, có ngọn núi Ngũ Hành Sơn sừng sững, với sông Thu Bồn miên man
nước chảy, với quế Tiên Phước ấp ủ hương rừng. Quê hương đã gắn liền với Thơ, Văn của anh qua những tác phẩm đã xuất bản như: - Lời Ru Tình (thơ in chung năm 1971) – Khan Cổ Gọi Tình, Về (thơ năm 2001) – Những Chuyến Mưa Qua (truyện ngắn 2001) – Áo Gấm Về Làng (truyện ngắn 2004) – Mẫu Hệ (truyện dài, 2004) – Net em (truyện ngắn, 2009) – Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng (thơ, 2009) – Đi Mỹ (truyện dài 2011)
Hôm nay anh cho
xuất bản tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.” Là một tập truyện viết nhiều về những kỷ niệm thời thơ ấu, trong đó có vui, có buồn mà ai sinh ra lớn lên dù bất cứ ở nơi đâu cũng có những hoàn cảnh, những sự việc giống nhau mà Trần Yên Hòa đã ngậm ngùi kể lại trong bài thơ mở đầu của tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.” “Nhớ Cái Thuở”
Nhớ cái thuở để chổm
chạy rong chơi Suốt ấu thơ trong khu
vườn nắng cháy Chân lấm đất như người cày mỏi mệt Chiều cho bò về chuồng cất tiếng gọi bò ơi.
Nhớ cái thuở mười lăm để tiếng cười rơi Trên dòng tóc em trong khu vườn tuổi nhỏ Em con chim khuyên tha từng cọng cỏ Ngọc của trời về đậu ở môi em...
Nhớ
cái thuở mười lăm mưa bay cuối phố, Chiều Tam Kỳ gió giật phải không em?
Trần Yên Hòa cũng như bao nhiêu những thanh niên khác vươn lên từ những khốn khó trong chiến tranh, nên anh nâng niu quá khứ của mình. Từ những nơi chốn tạm dung lúc nào anh cũng nghĩ về quê hương đất nước như trong bài thơ: “Tự Tình Cùng Đất Nước”
Anh nói: “Phải về chứ Về để được đi trên cầu Long Biên Được đi trên cầu Trường Tiền Được vào lăng tẩm Ta sẽ vịn vào văn bia tiến sĩ Thấm mồ hôi tài hoa của tiền nhân Sẽ vịn vào từng nấm mộ của bạn bè Và ngợi ca tiếc thương Những anh hùng vô danh đã chết.
Phải về chứ Phải không em Vì đó là đất nước
Đất của ta Và nước của ta Không bao giờ mất được.
“Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi”
là một tập truyện dày khoảng 300 trang trong đó Nhà Thơ, Nhà Văn Trần Yên Hòa đã kể lại những kỷ niệm từ lúc ấu thơ đến khi trưởng thành và những ước vọng đối với quê hương đất nước. Đọc “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi” để tìm lại thời tuổi nhỏ của mình mà Trần Yên Hòa đã ghi lại qua những lời thơ, đoạn văn anh viết lại cho anh cho bạn bè, cho những người cùng một lứa bên trời lận đận.
Thơ văn của Trần Yên Hòa là nỗi thao thức của một người Việt ly hương nhưng lúc nào cũng nghĩ đến quê hương.
Xin giới thiệu đến đồng hương tập truyện “Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi.”
Bạn bè, thân hữu muốn tìm đọc Rớt Xuống Tuổi Thơ, Tôi và những tác phẩm của Trần Yên Hòa, xin liên lạc:
Trần Yên Hòa 9155 Pacific Ave # 246 Anaheim, CA 92804
Và người thi sĩ vĩ đại Tô Thùy Yên, bất lực trước tàn phá của chiến tranh trên quê hương, trên Tính, Mệnh, của người dân Việt Nam, ông cũng đã phải chua chát hét lên như
Làm thế nào để hình dung về Phạm Công Thiện? Một lần tôi đã tự hỏi mình như thế. Và ngay lập tức trước mắt tôi hiện ra một cặp kính cận dày cộm và chòm tóc trắng phất phơ… Có lẽ, nếu vẽ vài nét trên giấy
Trong ghi nhận của tôi thì, thời điểm từ 1965 tới 1975, bên cạnh những mùa gặt sung mãn về sách dịch các loại, là sự rộ nở tới mức độ “choáng ngợp” của các khuynh hướng văn chương đối nghịch nhau.
Có phải chăng quá sớm để nói về ‘Cuộc Đời và Tác Phẩm’ của nhà văn nữ gốc Việt của nước Pháp, Linda Lê. Cô đang ở tuổi ngoại tứ tuần, đang trong dòng triều cương sáng tác, còn nhiều chuyển hóa, còn nhiều bước đi mới khám phá chính mình và thế giới