Cơm bình dân trên những nẻo đường Sài Gòn khói bụi
SÀI GÒN - “Ăn
để sống chứ không phải sống để ăn.” Câu nói cam chịu mà người dân lao động thường hay bày tỏ để tự an ủi cho cuộc mưu sinh khốn khó của mình. Nó thể hiện sự gắn kết của họ với những quán cơm bình dân đang hiện hữu khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn đô hội.
Chỉ cần một chiếc xe đẩy, dăm ba bộ bàn ghế, là đã có ngay một quán “cơm bụi” để phục vụ nhanh cho bữa ăn trưa, ngay dưới tàng cây, trên vỉa
hè, hay đâu đó trong một căn nhà nho nhỏ ven đường hoặc ngay ở các công
trường đang xây dựng.
Một dĩa cơm bình dân ở Sài Gòn.
Những quán cơm này phục vụ cho tất cả mọi thành phần xã hội ngay cả dân công chức làm việc trong văn phòng rồi đến dân xích lô-xe thồ-ba gác-xe ôm. Nói chung là dân lao động phổ thông đủ giá mọi món và tất nhiên cũng không loại bỏ những kẻ sang trọng giàu có khi họ khám phá ra trên những bàn ăn xập xệ kia vẫn có rất nhiều món ăn ngon bổ rẻ mà không
phải nhà hàng cao cấp nào cũng có.
Cơm bình dân nghĩa là một loại cơm dành cho người “dân bình thường” hay nói đúng hơn là dành cho người nghèo-tiểu tư sản thành thị - trong đó có cả sinh viên xa nhà-ve chai móc bọc. Nó giúp họ giải quyết ngay những cơn đói khi nhưng cái bếp nhà không thể nào đáp ứng được.
Nó có sẵn hàng mấy chục món ăn làm sẵn như: xào luộc, kho mặn-kho tàu-kho rim, tôm cá, thịt quay-chiên, trứng, nướng, canh chua-ngọt, nước
mắm-nước tương... trà đá miễn phí.
Bao la thiên địa mà khi nhìn vào bạn chỉ có thể nhắm mắt mà chọn theo
những gì mà mình đã muốn vì không thể đứng chọn lâu khi màu sắc hấp dẫn
của những món ăn cứ hút bạn vào...
Có những quán mà chỉ người nghèo “chuyên nghiệp” mới biết được và rỉ tai cho nhau nghe. Một là cực ngon nhưng lại rất rẻ, hai là quá dở những
lại quá đắt khi những người bán có người thì rất có lòng còn kẻ tham lam thì chỉ biết làm giàu trên cơn đói cồn cào của người lao động.
Người ta thường hay kháo nhau về một quán cơm bình dân tự phát mọc nhanh lên trên các vỉa trên của các còn đường Quận 1 - khi mà nơi này có
hàng loạt công trình xây dựng đang hoạt động kèm theo đó là hàng trăm hàng ngàn công nhân cần phải được đáp ứng cho một buổi trưa tạm bợ nhưng
rất cần thiết.
Tại nhiều quán cơm bình dân, còn có miễn phí trà đá, cơm thêm và rau sống.
Nếu có dịp khi đi ngang qua những nơi này, bạn hãy dừng lại hòa mình vào trong dòng người lao động với vôi vữa bám đầy vừa chui ra từ bụi đất
để kiếm một suất ăn trưa trên hàng phố. Bạn sẽ thấy cuộc đời nầy vừa buồn và sinh động - nhưng cũng thật đáng sống cho dù xung quanh bạn vẫn còn muôn vàn bất công ngu xuẩn.
Cuộc đời là vậy không làm thì lấy gì ăn. Không có những quán cơm lao động kiểu này thì làm sao có thể can qua cơn đói? Tiền đâu mà vào những quán ăn có máy lạnh trong khi túi tiền lép kẹp một ngày công chỉ được 200 ngàn ăn hết 30 chục ngàn cho một ngày - là đã quá lắm rồi - trong khi ở nhà còn 2, 3 cái tàu há mồm đang chờ.
Người ta thường hay nói đến những quán cơm bình dân với lòng biết ơn khi những người bán cũng nghèo như họ - chỉ lấy công làm lời. Họ bán với
số lượng nhiều và lãi với số lượng ít nhưng tích tiểu thành đại cho đến
một ngày nào đó những công trình kia hoàn thành thì cũng là là lúc họ đóng cửa tiệm lên đường.
Vòng vòng quanh Sài Gòn-Gia định-Phú Nhuận-Tân Bình bạn sẽ thấy quá chừng là biển hiệu Cơm Bình Dân. Bất cứ lúc nào bạn cũng điều có thể tấp
vào và làm một đĩa cơm sườn. Một món ăn phổ biến nhất của các quán cơm bình dân vì nó cực nhanh ngon và vừa túi tiền - chỉ với 20 ngàn là đã có
thể ăn ngon no và lên đường “cày cuốc.”
Nhưng nếu muốn hạ xuống thấp hơn cho đến “tận đáy xã hội,” cho bằng “thân phận” mình đang có và cũng đừng xấu hổ gì khi phải “bòn xèng” tùng
tiệm cho một ngày mai tăm tối. Vì ngoài những biểu giá bình dân 10 ngàn
15 ngàn 20 ngàn... thì bạn vẫn có thể bước vào một quán cơm từ thiện 2 ngàn đồng cho một đĩa cơm ngon - thì cũng được có sao.
Nơi đây bạn vẫn được đón tiếp một cách nồng hậu cùng với rất nhiều kiếp người mà không cần nằm mơ bạn cũng thấy đầy ra đó những nỗi buồn...
Để đến một ngày nào đó khi bạn đã thành tài nếu đã bắt đầu là một sinh viên thì hãy nhớ đến những ngày tháng cơ cực này.
Để nhìn lui và quay trở lại và góp một tay vào những ước ao còn dang dở. Để chúng ta còn biết rằng những tiệm cơm bình dân vẫn là thiết cần cho những cuộc cơ cầu mưu sinh vẫn còn đang lang thang hoài giữa trưa nắng trên những nẻo đường Sài Gòn khói bụi...
(h.ST) Tôi biết Lệ Thu từ hồi chưa có cái tên Lệ Thu. Khi đó Oanh mới 15 tuổi, tươi mát, xinh xắn, là hàng xóm của anh bạn tôi. Anh Trần Cao S. Hồi đó chúng tôi đang học lớp Đệ Nhị ban Văn Chương trường Chu Văn An.
Nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, sau một thời gian bị nhiễm COVID-19, ái nữ của bà xác nhận với nhật báo Người Việt.
Đây là một khoảnh khắc xấu hổ và đau buồn.
Nếu chúng ta không hết sức cẩn thận, đó cũng sẽ là cơ hội khủng khiếp của Tổng thống Donald Trump. Bạo lực mà Trump kích động có thể là lý do để ông ta tiếp tục lạm dụng quyền lực tổng thống.
Nhà thơ Võ Chân Cửu, với bút danh Hưng Văn, đã qua đời vì bạo bệnh tại Bảo Lộc - Lâm Đồng, hưởng thọ 69 tuổi.
Nhà thơ Võ Chân Cửu sinh năm 1952 tại Bình Định. Từ tuổi đôi mươi, nhà thơ Võ Chân Cửu đã được giới văn chương Sài Gòn biết đến qua hai tập thơ “Tinh sương” và “Đại mộng”.
Nhạc sĩ Lam Phương, một trong những người sáng tác nhiều bài hát làm rơi lệ biết bao người, mà nổi tiếng nhất là bài “Thành Phố Buồn,” vừa ra đi ở tuổi 83, vào lúc chiều tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai, 2020.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.