Đà Nẵng: Sinh Hoạt Văn Hóa trước 1975 - Thơm Tà Áo Bay |
![]() |
Văn học, nghệ thuật là hai bộ môn thường có những sinh hoạt chung, xen kẽ và hổ trợ lẫn nhau. Tính chất hòa hợp này càng rõ nét khi nhìn lại những hoạt động văn hóa tại thành phố Đà Nẵng. Dân Quảng Nam, nói chung, dân Đà Nẵng, nói riêng, vốn thường được đánh gía là hiếu học, cũng như thành đạt hiển hách trong khoa bảng. Nếu vịn vào kết quả này để nhìn lại những phát triển về giáo dục, nghệ thuật của Đà Nẵng, có lẽ không thể đánh gía cao cái tiến trình của hai bộ môn này.
Với một số lượng cư dân đông đảo, đầu thập niên 60, việc thi tú tài, thí sinh còn phải khăn gói ra cố đô Huế, và cho mãi đến năm 1974, một đại học cộng đồng hai năm mới được chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập.
Ở cấp trung học, Đà Nẵng thời bấy giờ có khoảng 12 trường. Ty giáo dục được đặt cùng cơ sở với trường nữ tiểu học. Để bù vào những khiêm nhường này, Đà Nẵng đã có được một đội ngủ giáo chức khá đông đảo và có khả năng chuyên môn cao.
Bên cạnh ngành giáo dục, công tác phát huy văn hóa còn được nhiều hội đoàn tham gia, cụ thể như :
Trong các hội đoàn này, hội Khuyến Học đã có những hoạt động tích cực, hữu hiệu nhất.
Hội qui tụ được đông đảo các giới cầm bút, luật gia, giáo chức, bác sĩ...hiện có mặt tạiđịa phương. Việc điều hành mọi sinh hoạt của hội, được đặt trong tinh thần làm việc hăng say, không vụ lợi của một ban chấp hành gồm :
Nghiêng về những sinh hoạt nặng tính chất văn học, chúng ta có thể ghi nhận:
Vào thập niên 50, văn giới của Đà Nẵng, ngoài những tên tuổi còn đứng vững trong văn học sử như Nguyễn văn Xuân, Phan Du, Duy Lam, Vũ Hân, Thái Can... còn có những cây bút trong giới công chức, một thời được địa phương biết đến như các Ông :
Triển lãm tranh Lâm Quang Phước tại Bảo Trợ Nhi Đồng ĐN năm 1971
ảnh bên trái: (1) Bác Sĩ Huỳnh Tấn Đối - (2) Luân Hoán - (3) Luật Sư Hồ Công Lộ - (4) Bác Sĩ Trần Đình Nam
Bao La Văn Đoàn tại Đà Nẵng, trong thời điểm là do các vị trên thành lập và hoạt động khá sôi nổi.
Trong thập niên 60, với sự tăng trưởng của hàng ngủ giáo chức đã cung cấp thêm cho làng bút Đà Nẵng những khuôn mặt :
Cũng trong thập niên 60, khởi từ lực lượng học sinh, đã đẻ ra nhiếu bút nhóm, sinh hoạt văn học khá khởi sắc . Đáng kể nhất là nhóm "Cùng Đi Một Đường" của trường trung học Phan Chu Trinh. Nhóm này qui tụ :
Thơ văn của nhóm "Cùng Đi Một Đường" được một số tuần báo, nguyệt san tại Sài gòn đăng tải, nhiều nhất là tạp chí học đường Gió Mới.
Bên cạnh nhóm "Cùng Đi Một Đường" còn có các thi văn đoàn được khai sinh từ các trường trung học tư thục. Và những người hoạt động mạnh nhất có :
Những người có đóng góp cho các nguyệt san tại thủ đô, nhưng không nằm trong bút nhóm nào có :
Một số các cây bút khác đến cư ngụ tại Đà Nẵng hoặc sinh hoạt muộn hơn :
Ngoài ra những cây bút gốc Đà Nẵng nhưng sinh hoạt khi cư ngụ tại một địa phương khác, hoặc sau này mới nổi bậc tại hải ngoại như :
Hổ trợ trực tiếp cho giới sáng tác chính là đại đa số thị dân Đà Nẵng. Tích cực nhất là hai giới : trí thức, cùng lực lượng học sinh. Trong giới nhân sĩ, trí thức, tiêu biểu có:
Thành phần nam, nữ học sinh, tạo được một đội ngũ bạn đọc đông đảo nhất. Nhân nhắc đến lực lượng này, chúng tôi xin được bỏ trong dấu ngoặc danh sách một số kiều sinh một thời của Đà Nẵng. Họ, ngoài vai trò bạn đọc, hình như còn là đầu mối của nhiều nguồn sáng tạo nghệ thuật. Dĩ nhiên sự nhắc nhở một số ít mỹ danh ở đây cũng chỉ có tính cách tượng trưng và nằm trong khuôn khổ một hồi niệm thân mật và trang trọng.
|
|
|
Thùy Trâm, khuôn mặt một thời của Đà Nẵng
|
Nhìn qua lãnh vực báo chí Đà Nẵng thời bấy giờ gần như không có một tờ báo văn học nào. Tuần báo Tiếng Dân chỉ phát hành trong phạm vi các tỉnh miền Trung, nhưng không được lâu bền.
Về in ấn, hình như chỉ có hai nhà in đã có in một vài quyển sách , đặc san là nhà in Trung Hưng của Thánh Thất Cao Đài Đà Nẵng và nhà in Da Vàng của anh Hoàng Khanh.
Sinh hoạt nổi của văn học nghệ thuật cũng rất khiêm nhường : vài buổi giới thiệu sách mới, dăm cuộc triễn lãm tranh sơn dầu :
Về Văn Nghệ Trình diễn, Đà Nẵng còn ơ hờ hơn nữa. Với 600.000 dân, hình như không có một ban kịch nghệ nào, Những nổ lực của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, Vĩnh Điện cũng chỉ thu gọn trong các cổng trường trung học. Và Đà Nẵng cũng thiếu vắng một tiếng hát, khả dĩ để thành danh ca sĩ.
Qua những nét vẽ giản lược trên, hy vọng chúng tôi còn nhiều thiếu sót, nhầm lẫn. Bài viết này chính là những thôi thúc, để những cây bút chuyên nghiệp về nghiên cứu bình luận, đủ bực mình mà ra tay viết lại. Mong lắm thay.
Lý Phước Ninh