Sinh ngày 02 tháng 01 năm 1948 Nơi sinh Nại Hiên Tây – Đà Nẵng Định cư tại Hoa Kỳ 01-6-1990
Cộng tác:
Có
bài đăng trên các tạp chí: Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21,Làng Văn, Phố Văn, Chủ Đề, các báo chí hải ngoại, và các website Talawas, Da Màu v.v..
Tác phẩm:
- Chén Rượu Mời Người (thơ) cùng với Dư Mỹ – 1996. Tác giả xuất bản. - Đứng Dưới Trời Đổ Nát (thơ) – 2000.Tạp chí Văn xuất bản. - Bơi Trên Dòng Nước Ngược (văn) – 2004.Sông Thu xuất bản. - Khi Tình Đang Ru Đời (thơ) – 2008. Văn Nghệ xuất bản. - Sống Với Thời Quá Vãng (văn) – 2009. Tạp chí Hợp Lưu xuất bản.
Thơ Phan Xuân Sinh
Dự đám giỗ Nhà thơ Vũ Hữu Định
nghe ông khi xưa chết vì say ngày giỗ ông, ghé qua (bưng rượu tới) ta cảm ông như người tri kỷ mời ông một chung để tỏ lòng thành
thơ ông xưa nay, đã lừng danh cơm áo, chẳng làm nên tích sự sống bạt mạng coi đời nhỏ bé cái văn chương mới đáng ngàn cân
ông chọn cho mình một chỗ dấn thân như “người khách lạ đi lên đi xuống” thơ và rượu nổi đình nổi đám hai thứ nầy, nó quật ông quay
trên bàn rượu ngất ngưởng cơn say đời khiến ông trầm trầy trầm trật vẫn cố tật chiều say tối xỉn đắm mình sâu qua mấy cuộc chơi
câu thơ ông trăn trở với đời có chút gì như lời gửi gắm ta cũng như ông nhìn quanh ngán ngẫm ông chết vì say, ta lụy vì tình
mấy đứa làm thơ coi nhẹ hiển vinh tình với rượu toàn đồ bá láp vẫn cứ nhào vô đưa đầu chịu trận mới hay mình làm con thiêu thân
hơn ba chục năm quê cũ dừng chân ta thấy thấm một đời lưu lạc trể mất không cùng ông đối ẩm tìm đâu ra người trải chiếu cụng ly?
khấp đầu lạy ông từ tạ ra đi ta kẻ vong thân nặng lòng cố xứ như ngựa Hồ quay đầu ngoảnh lại ôm lòng đau nỗi nhớ cố hương
ông yên vị một giấc nghê thường giũ áo một đời thơ mãn hạn chén rượu, cây hương, xin ông thưởng lảm có hiển linh, nhận chút lòng nầy
Dự đám giỗ Nhà thơ Vũ Hữu Định Đà nẵng, 23-02-2008
Gặp lại người xưa
(tăng S…)
em đến thăm, như người khách lạ e ngại rụt rè của thủa xưa xa ta thì cứ ấp a ấp úng hơn bốn chục năm, nhân ngãi như “tình già”
ta chẳng có cái đuôi khi liếc mắt như cụ Phan Khôi trong đêm mưa chỉ ngậm ngùi một thời trôi mất tình nằm yên, tình lung linh sao khuya
hai đứa cứ bạt ngàn theo cơm áo em tất bật hiu hắt chuyện chồng con ta quần quật xứ người lận đận những buồn vui theo vận mệnh sống còn
khi rời xa, tưởng chừng như chết mất mà bốn chục năm sau cứ y nguyên vẫn sống, vẫn ăn và vẫn ngủ đời cứ trôi dù sóng vỗ mạng thuyền
nhìn nhau “hai mái đầu đã bạc”* da nhăn nheo tàn phá dung nhan chỉ còn nhau long lanh đôi mắt nằm bên trong “đôi kính lão”, thời gian
còn lại cái gì cho ngày xưa ấy vẫn giữ cho nhau bằng một tấm lòng ta làm thân bọt bèo trôi dạt về đây như nước gặp bến sông
cám ơn em, ân tình kia đã cũ vẫn dậy lên một chút mùi hương vẫn thấy lòng vui theo biến động dù trong ta ngăn cách như “sông tương”
Ngày về lại Đà Nẵng, 11-2-2008
xin đừng hỏi
ngồi trên đồi cao, gió lồng lộng rít qua ngọn cuồng phong xoáy tối mày tối mặt ôi đời lính vờn quanh sống chết chỉ mơ ngày về giũ áo phong sương
mơ một ngày thật sự bình thường thong thả cùng em đi bát phố cái mơ đơn thuần sao quá khó còn hơn người xưa đội đá vá trời
ta chờ hòa bình cũng muốn hụt hơi giống như em đang chờ ngày cưới hình như chờ mong nằm ngoài tay với của những người vò võ thâu đêm
ở đây mỗi ngày chẳng có bình yên súng đạn hăm he, giết người hàng loạt mạng sống của ta.Thôi đành phó thác cái hên xui nằm giữa số phần
những thằng lính như kiếp thiêu thân cứ cắm đầu nhào vô biển lửa thì xin em đừng bao giờ hỏi khi nào về dạo phố cùng em.
khúc ca lạc dương
khi xưa ta cũng hào hoa khi xưa em cũng mặng mà tiểu thơ xênh xang xiêm áo trông chờ tóc che mắt ngọc bên bờ Lạc Dương mà nay tráng sĩ cùng đường chống gươm nghe khúc cung thương gảy hoài đêm vò vỏ nhìn trăng soi nửa em ôm ấp, nửa ngoài nhạn môn trông chờ nhạt lớp phấn son bóng ai qua ải bụi còn chân mây dựa lưng vách, mái hiên tây mắt mòn mỏi đợi những ngày xót xa
người chinh phu biệt quan hà buồn trăng thiếu phụ mắt nhòa lệ tuông.
ly rượu đầu xuân
rót rượu vào ly ta ngồi nhấm mừng ta thêm tuổi để mau già xứ người ai cũng cày thấm mệt bạn bè đâu dễ uống cùng ta
ta cũng khề khà ngồi độc ẩm cũng bày trò chén chúc, chén đưa ha hả cười ra tay hào sảng dấu lòng, ra mặt đứa say sưa
nốc cạn ly bỗng nhiên buồn lạ ngẫm mình thân phận buổi sa cơ đẩy đưa với chút tình mờ nhạt ta sợ ta thành kẻ bơ vơ
bạn ta đây chẳng còn mấy đứa ở phương tây lại nhớ phương đông ngậm ngùi đời trôi sông lạc chợ bon chen cũng chỉ bàn tay không
ta uống cùng ta thêm cốc nữa lừ đừ ta cất giọng say say cố nhớ đọc vài câu đối tết cố vui trong một cuộc đắng cay
ngoài kia mưa gió đang gầm thét ta thấy trong ta bỗng dửng dưng hay lòng ta mang nhiều biến động vết xước cào sâu vạch những đường
ta cố làm một tay hào kiệt mà sao ta thấy mắt cay sè ly rượu đầu xuân sao thảm thiết gật gù như nửa tỉnh, nửa mê
ta muốn quên đi đời hệ lụy nhủ với lòng ta cố gượng cười mừng xuân ly rượu còn đang ấm nối lại giùm ta những cuộc vui.
lời tỏ bày cùng quê nhà
có một cái gì xôn xao rất lạ để hồn ta bay theo lá vu vơ chút buồn trong lòng. Chút hờn trong mắt chút thương, chút nhớ. Chợt đến không ngờ
là muộn phiền theo tháng ngày trôi nổi như dòng sông con nước cạn nguồn bao khát khao mỏi mòn trông đợi thành rêu phong trên chứng tích thật buồn
làm sao quên những ngày vừa mới lớn mộng mị đan thành chiếc võng hương hoa ta cũng biết ru những lời đường mật cớ sao người cứ hay phụ lòng ta?
những đêm về ngồi đây nhớ tiếc con đường xưa, phố cũ thân quen bước chân ai đang đi vào ngõ vắng xao xuyến lòng ta. Thao thức bao đêm
bến sông Hàn của những chiều lộng gió tà áo tung bay vướng mắt ta nhìn để lại trong lòng nhúm nhăn thương nhớ mà với ta. Người rất đỗi vô tình
những tháng năm của thời binh lửa phố cũng đắm chìm trong cảnh oan khiên làm sao quên nhiều năm chinh chiến dòng sông xưa chịu bao nỗi ưu phiền
giờ ở đây. Lòng se sắt lạnh nhớ phố, nhớ người. Đôi mắt long lanh bên trời xa, bên đời hiu quạnh chim lạc bầy, chim mỏi cánh tìm quanh.
Gái Huế
Huế có em của một thời xe đạp quanh đi quẩn lại những con đường mà cũng chính em. Cho ta tuột dốc Đàn Nam Giao. Đầu cắm xuống dòng Hương
biết thế nào một thứ lừa Thượng Tứ dù cao tay ta cũng ngã dưới chân đáng đời cho một tay bạt mạng hợm mình muốn quất ngựa truy phong
em đâu thể cao bay xa chạy ta rượt hoài như một thứ khùng điên cũng có lúc em quay đầu ngó lại là lòng ta bỗng chợt thấy bình yên
rồi cũng chính em bỏ trò chơi cũ khép mình như một gái thâm cung là cái lúc ngựa hí vang rong ruổi phóng mình trong gió bụi mịt mùng
Huế không có em nên buồn rười rượi mà ta đây thành một đứa thất tình.
Trần Yên Hòa
PHAN XUÂN SINH: “ĐỨNG DƯỚI TRỜI ĐỔ NÁT”
Tôi
gặp Phan Xuân Sinh trong dịp anh về Nam California để ra mắt sách tập thơ Đứng Dưới Trời Đổ Nát. Lần này có ba tác giả được giới thiệu là Hoàng Lộc với tập thơ Qua Mấy Trời Sương Mưa, Lâm Chương với tập truyện Đi Giữa Bầy Thú Dữ , còn Phan Xuân Sinh với tập thơ Đứng Dưới Trời Đổ Nát. Buổi giới thiệu do Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Nam Đà Nẵng đứng ra tổ chức.
Phan
Xuân Sinh và Lâm Chương ở một tiểu bang rất xa, tiểu bang Massachuschetts thuộc miền đông Hoa Kỳ. Khi chương trình giới thiệu sách
sắp bắt đầu thì Lâm Chương mới tới phi trường, anh em phải cho người đi
đón, còn Phan Xuân Sinh và Hoàng Lộc thì đã đến ngày hôm qua Điều đó cũng nói lên sự cố gắng của các tác giả đã sống hết lòng với đứa con tinh thần của mình, vì ở rất xa mà cũng đến được theo lời mời của nhà thơ Thái Tú Hạp.
Phan Xuân Sinh là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Công Hòa, tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức. mang cấp bậc Thiếu Úy, phục
vụ tại Trung Đoàn 51 Bộ Binh, một trung đoàn biệt lập đóng tại Quảng Nam, trách nhiệm vùng Thường Đức, Quế Sơn… Năm 1972, Phan Xuân Sinh là sĩ quan chỉ huy tác chiến, trong một lần chạm địch, anh bị thương, mất một bàn chân phải ngay trên quê hương anh, Quảng Nam Đà Nẵng. Sau đó, anh được giải ngũ và trải qua nhiều nghề…như lời một bản nhạc …Người về nay đã cụt chân. “Đứng Dưới Trời Đổ
Nát là tập thơ thứ hai của Phan Xuân Sinh, tập trước là Chén Rượu Mời Người (in chung với Cung Ngữ) và sau này anh có một tập truyện nữa là “Bơi Trên Dòng Nước Ngược”.
Đứng Dưới Trời Đổ Nát theo lời giới thiệu của nhà văn Trần Doãn Nho như sau: “Hơi
thơ của Phan Xuân Sinh lạ, ngang tàn mà u uất, cuồng ngạo mà xót xa, sâu mà chân chất. Trong cuộc rượu đọc lên nghe nghèn nghèn, tưng tức và cảm giác như muối xác vào lòng.”
UỐNG RƯỢU VỚI NGƯỜI LÍNH BẮC PHƯƠNG
Hãy rót cho ta thêm cốc nữa đi Ngồi với bạn hôm nay làm ta hứng chí Chuyện ngày mai có chi đáng kể Dẹp nó đi cho khỏi bận tâm
Thằng lính nào mà không rét lúc ra quân Khi xung trận mà không té đái Ta cũng có người yêu nhỏ dại Mỏi mắt trông chờ song cửa quê nhà
Chuyện sống chết căn bệnh trầm kha Đâu dễ gì thoát vòng sinh mệnh Những thằng lính thời nay không mang thù hận Bạn hay thù chẳng có một lằn ranh
Thôi hãy uống. Mọi chuyện bỏ lại sau Nếu có thể ta gay thêm cuộc nhậu Bày làm chi trò chơi xương máu Để đôi bên mang mầm mống hận thù
Người yêu của bạn ở ngoài phương Bắc Giờ này đang hối hả tránh bom Hay thẫn thờ dõi mắt vào Nam Để chờ người yêu mình trở thành liệt sĩ
Rồi cũng sẽ quên như bao điều suy nghĩ Tình yêu như một điểm trang
Uống với bạn hôm nay ta phải thật say Để không phải còn nhìn nhau hận thù ngun ngút
(những ngày đầu xuân 1972)
Bài
thơ này Phan Xuân Sinh làm năm 1972, lúc đó Phan Xuân Sinh chưa bị thương, tình cảm anh thật đôn hậu và nhân bản quá. Chính những người lính bắc phương này đã vào miền Nam, đem kinh hoàng cho người dân miền Nam đang yên lành, thanh bình. Nhưng Phan Xuân đã hiểu ra, kẻ thù chính không phải là những anh lính bị ép buộc đi B phải “sinh bắc tử nam“ này,
mà kẻ thù chính là bọn cộng sản chóp bu trong Bộ Chính Trị, những người
lính bắc phương chỉ là một con chốt thí trong bàn cờ chính trị mà thôi,
thì làm sao không mở lòng ra với họ.
Đọc bài thơ của Phan Xuân Sinh, tôi lại nhớ đến tâm tình của những người lính bắc phương đã trông thấy gì ở miền nam, khi vào miền nam mang danh “giải phóng”:
“Vào nơi đây tuy đất trời xa lạ Nhưng miền Nam cũng cùng một quê hương Vẫn bóng dừa xanh, vẫn khói lam chiều Con trâu về chuồng, tiếng tiêu gợi nhớ Đã qua buổi ban đầu bở ngỡ Còn nhìn ra nào giải phóng gì đâu? Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Giọng
thơ của Phan Xuân Sinh hào sãng, trong thơ anh có chút ngậm ngùi, cay đắng. Anh nhìn về chính anh với những người xưa trong cổ sử. Nhà thơ Quan Dương đã cho một nhận xét như sau: “Phan
Xuân Sinh đã dùng ngôn ngữ thơ để nhìn ngắm chính bản thân mình, đang tận tuyệt trong sự bủa vây của cuộc sống nội tâm đầy trầm uất và hoài vọng.”
HẦU CHUYỆN CÙNG NGŨ TỬ TƯ
Ta cũng bạc đầu sao chẳng ra chi Ngài bạc đầu làm nên việc lớn Thay dạng đổi hình như chuyện giỡn Mà danh ngài lưu mãi ngàn năm
Ngài vượt qua cửa ải thoát thân Ta cũng trồn chạy năm lần bảy lượt Cái nguy của ta ngài đâu sánh được Rừng thẳm bể sâu tan tác như chơi
Ta mạt kiếp kẻ bất phùng thời Sống chết chỉ đường tơ kẻ tóc Thân rời rã hồn xiêu phách lạc Mê man mù mịt kẻ đi về
Chí lớn của ngài thiên cổ chi mê Làm rạng danh một thời hoạn lộ Đầu bạc đã trả xong món nợ Còn ta thẹn mặt với cố hương
Nghĩ lại mình là đứa cùng đường Làm sao đây với trí cùn lực mỏi Tìm đâu, tìm đâu ra minh chúa Giữa bến mê xã tắc loạn cuồng
Thời nhiểu nhương chim lạc chim hồng Cũng đành phải bỏ trời xếp cánh Người với ta cùng quê người đất lạ Ta hư cả đời ngài đã thành danh
Phan
Xuân Sinh là một người lính trận, chất lính trong thơ anh vẫn ngang tàng, vẫn ngạo mạn. Nhưng trong thơ anh cái lãng mạn vẫn tràn đầy, nằm trong hầm lô cốt canh giữ giặc, anh vẫn rung động với tiếng chim hót.
Nằm trong hầm lắng nghe chim hót Mà tưởng mình đang sống thái bình Tiếng súng. Tiếng chim. Nghe buồn lạ Vây quanh ta giữa chốn đao binh
Chắc bây giờ em vừa bát phố Đang ung dung trau chuốt sắc hương Tìm phấn son thay đôi giày mới Thong thả dạo quanh những đoạn đường
Ta vẫn nằm trên đồi gió thổi Chim hót ban ngày, pháo dội ban đêm Em cứ chạy theo từng mốùt mới Còn ta, uống rượu đế tìm quên
Lục Bát Với Phan Xuân Sinh
Với
lục bát, Phan Xuân Sinh có nhưng bài thơ rất lạ, cách dùng chữ của anh là một cách tân trong nghệ thuật ngôn ngữ, làm cho bài lục bát lạ hơn.
Lục bát 1.
Một Đoạn Cho Kiều:
Mười lăm năm cuộc bể dâu Mười lăm năm ấy qua cầu mới hay Giải oan cho cuộc tình nay Mượn dòng bạc mệnh lưu đày kiếp hoa Ban mình không nổi chuộc cha Khóc người mà cũng khóc ta một đời
Một Đoạn Cho Người
Bỗng dưng tình gãy giữa đường Em như con én trong sương lạc bầy Một đời chìm khuất chân mây Một con chim mỏi cánh bay về ngàn Tiếng kêu lạc giọng đục khàn Mưa sa gió tạc miên man phủ đầu Biết bao giờ mới tìm nhau Mắt đong đỏng đợi mái đầu điểm sương.
Đứng
Dưới Trời Đổ Nát là tập thơ được trình bày rất công phu bởi chính tác giả, bìa cứng được vẽ bởi họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi. Phụ bản Đinh Cường ,
Vũ Đức Thanh. Tạp chí Văn xuất bản. Tôi xin trích lời giới thiệu của Trần Hoài Thư dành về thơ Phan Xuân Sinh để kết luận bài này: “Thơ
Phan Xuân sinh chuyên chở nỗi lòng của một thế hệ bị mất mát quá nhiều.
Mất mát tuổi trẻ, mất mát tuổi già. Thơ anh ngậm ngùi như một giòng sông cũ mang theo những nỗi buồn của lịch sử và thân phận.”
Nhà thơ Đức Phổ
Nhà thơ Đức Phổ làm thơ khá lâu và nhiều. Kề từ khi sang định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1996, thơ anh thường xuất hiện trên các tạp chí Văn của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Văn Học của Nguyễn Mộng Giác
Khi lớn lên, tôi đã đọc và thích những truyện dài và thơ của Viên Linh. Nhất là những truyện dài đăng từng kỳ trên các nhật báo. Thuở ấy, ở một quận lỵ nhỏ miền Trung, tôi đọc có lúc được, lúc mất, vì báo lúc có, lúc không, nhưng nói chung, là thích.
(h. NV) Vi Lan Khai vừa là văn sĩ, thi sĩ, và họa sĩ. Văn sĩ hay họa sĩ anh cũng đều là "tài tử" theo nghĩa của anh em nhà văn chúng tôi đã cho nó hồi tiền chiến, là "không cầu lợi". Anh làm thơ, viết truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, hồi ký,
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.