Bạn Văn Nghệ xuất bản
2014
copyright@ 2014 by Trần Yên Hòa
6
Em mắt biếc
Mắt biếc năm xưa nay đâu, cánh sao còn đây tóc mây nào bay. Phố vắng mênh mang mưa rơi, người xa vắng rồi /Ngô Thụy Miên.
Năm khoảng tôi mười một, mười hai tuổi, tôi thấy thương thầm nhớ trộm một cô bé học trò dưới tôi hai lớp. Đó là “em” Tuyền. Tuyền học lớp ba, tôi học lớp nhứt. Tuyền là em gái thằng Đông, học cùng lớp với tôi. Thằng Đông thì tôi chấp. Học dỡ mà cái mặt lúc nào cũng cân cân. Nó chỉ tội nghiệp khi có giờ toán đố của thầy giáo Khâm. Thầy giáo Khâm thường ra bài toán “đố mẹo”, và ai làm bài nộp trước sẽ được cho điểm mười. Những lúc như vậy tôi thường hay lấy tay che bài tôi làm, vì sợ tụi bạn “cóp dê”. Tôi giỏi “toán đố” nổi tiếng ở lớp.
Lúc ấy thằng Đông nhìn tôi khuôn mặt như méo.
-Nhị, mi xích tay ra cho tau dòm chút coi.
Tôi liền ra giá:
- Tau cho mi coi với điều kiện ngày mai tau ghé nhà mi chơi.
-Ừ, gì cũng được, xích tay lẹ lên.
Tôi xích tay cho hiện ra một lỗ trống, để thằng Đông ngồi sát bên tha hồ cóp.
Bài toán đố ra đề chưa đầy mười phút là bài của tôi đã xong, tôi liền chạy lên bàn thầy Khâm nộp. Thằng Đông cũng xong nhưng nó do dự chưa nộp vì sợ bị thầy kêu lên giảng bài toán. Giảng bài toán mà ú ớ trong khi trong vở bài giải quá hay thì “lộ tẩy” liền. Nó dốt toán nhưng khôn vặt, biết lượng tài cao thấp, nó chỉ đợi khi nhiều học trò lên nộp thì mới đem bài lên. Cuối giờ toán, tôi được điểm mười, còn thằng Đông điểm tám, vì nó copy “nửa nạc, nửa mỡ” bài của tôi. Như vậy là tôi có một niềm vui nhỏ: Ngày mai sẽ xuống nhà nó, có dịp “nghía” em Tuyền. Thằng này khờ học nhưng chuyện “canh me” đứa em gái thì rất kỷ. Nó thường hù dọa những thằng bạn toan tính “thả dê” em nó là sẽ “đánh chết bỏ”. Nhưng với tôi thì nó còn lợi dụng copy toán, nên nó nới tay lỏng hơn.
Thằng Đông, thằng Nguyên là con ông bà Lệ. Gia đình nó rất
cơ
cực.
Ông Lệ
đi thồ
từ
trên “nguồn”
Cẩm
Y về
chợ
Quán Rường.
Ông làm nghề
đi thồ
từ
đời
cố
hỷ
nào tôi không biết.
Ông Lệ
có chiếc
xe đạp
được
ráp bằng
hàng Pháp chính hiệu con nai vàng nên rất chắc chắn. Cái dàn, cái râng, cái vỏ, đều là thứ tốt số một. Cái “baga” lớn
phía sau cột
thêm miếng
gỗ
dày, rồi
cột
thêm một
cây gỗ
dài xuyên qua sườn
xe hướng
lên trời
để
làm trụ
đẩy.
Đi thồ
hàng ở
mạn
nguồn
phải
đẩy
qua những
cái dốc
cao. Thời
gian này có một
số
bạn
hàng là các chị
lớn
ở
quê tôi, chuyên môn đi buôn
nguồn,
chị
hai tôi cũng ở
trong số
đó.
hình minh họa
Ông Lệ cha thằng Đông, cha con Tuyền, làm nghề chạy xe thồ. Đoạn đường đi từ chợ Quán Rường lên Cẩm Y phải qua một cái dốc cao gọi là dốc Eo Gió. Đứng trên dốc này có thể nhìn xuống thấy biển Tam Ấp, nghe gió thổi lồng lộng. Gió thổi có thể thổi “bay” cả người. Cho nên cái dốc này là “sát thủ” của dân xe thồ. Chất trên xe nào là những buồng cau, những buồng chuối, những bao tiêu, bao chè nặng chình chịch, mà phải đẩy qua con dốc Eo Gió này thì thật là le lưỡi. Thế mà ngày nào ông Lệ cũng phải đẩy một xe đầy hàng thì đúng là vất vả.
Ông làm từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, để nuôi thằng con đi học chỉ chuyên “cọp dê”.
Thằng Đông, thằng Nguyên có căn nhà ngó ra khu đồng Cát. Con Tuyền em kế thằng Đồng trông thật là xinh. Tôi mười hai tuổi mà tôi thấy lòng hồi họp mỗi khi nhìn thấy con Tuyền ngồi đánh thẻ. Con Tuyền thường hay bận bộ đồ cặp màu tím hoa cà. Màu tím nhẹ nhàng cùng những chấm đen li ti. Nhìn nó đánh thẻ, nhảy dây hay tập múa, tập hát, tôi thấy con Tuyền có một sức thu hút chi lạ. Nhìn chung bọn học trò con gái cũng chạc tuổi nó, đứa nào cũng lấm lem, có đứa còn mũi dãi lòng thòng. Mấy nhỏ học trò nhà quê này thường bận áo quần màu đen hay xám, nên trông càng u tối, trong lúc “em Tuyền của tôi” thì bận cặp đồ màu tím hoa cà nên trông “sáng” hẳn lên một góc trời. Có lẽ vậy, nên khiến tâm hồn tôi chao đảo, tôi chỉ còn một cách là tiếp cận thằng Đông, dơ cao tay cho trống chỗ để thằng Đông cọp dê bài toán đố, để nó được điểm tám. Tôi được cái là buổi chiều ghé chơi nhà nó để bắn bi, và để “nghể” em Tuyền.
Có một điều là em Tuyền có đôi mắt đẹp não nùng. Đôi mắt em lớn với đường lông mày lá liễu cong cong. Đôi mắt đã hớp hồn tôi trong những lúc đi trên sân trường bất ngờ gặp em đi ngược chiều. “Một đôi mắt đẹp”. Tôi đã đọc trong nhiều tác phẩm, các nhà văn nói đến, đó là đôi mắt phượng, mắt lá liễu, mắt như thuyền, nhưng tôi đơn giản hơn và học trò hơn, gọi đó là đôi mắt biếc, như nhạc sĩ NTM sau này có bản nhạc Mắt biếc. Mắt biếc là mắt xanh thẳm, sâu hun hút, huyền mơ, buồn vời vợi. Dù “mối tình đầu” đó của tôi, tôi chỉ là chú học trò khờ, đứng “ngẩn” trông với áo tiểu thư, nhưng nó đã theo tôi mãi, đeo đẳng mãi tôi hình ảnh “một đôi mắt”.
Tôi là thằng nhát như cáy. Học lớp nhứt trường làng mà tôi rụt rè e lệ quá. Tính nhút nhát không cho tôi tiến xa hơn trong việc tôi chinh phục em Tuyền. (và có lẽ em lúc này cũng mới mười, mười một tuổi, đâu có biết gì!)
Buổi chiều hôm đó tôi đến nhà thằng Đông chỉ một việc là chơi bắn bi với nó. Tôi bắn bi cũng thuộc loại cừ, loại chì, loại số dách. Bi là những viên tròn ve chai đủ màu sắc. Con nhà quê nên tôi đâu có tiền nhiều mà mua bi. Tôi để dành đâu mấy đồng bạc lẻ, nhịn ăn quà vặt, tôi ghé quán bà Nhẫn mua mấy viên bi. Mua mấy viên bi mà tôi nghĩ mình đã làm một việc tày đình, lớn lao lắm, cũng là “dân chơi phố thị” lắm. Thực ra bọn nậu chợ như thằng Nam, thằng Thanh có cả hàng chục viên bi đủ màu sắc óng ánh. Tụi nó chơi bi xả láng, như sau này tôi thấy mấy người đánh bạc ở các sòng bài, các casino, họ xếp tiền lại thành từng cọc rồi “táp pi”. Tôi thì “nhát gan con thỏ đế” và nghèo tiền, nên tôi chỉ mua được ba viên bi thôi, nhưng tôi cũng hung hăng con bọ xít, dấn thân vô hang cọp là xuống nhà thằng Đông rủ nó chơi bi. Nó là một thằng bắn bi sừng sỏ nhất trường. Bởi vì tôi cũng tin ở tài bắn bi của tôi. Dù học cùng lớp nhưng tôi chưa bao giờ đọ sức cùng nó. Tôi nghĩ nếu tôi có ba viên bi mà tôi ăn cả chục viên bi của nó, thì con Tuyền chắc chắn là sẽ nhìn tôi “lé con mắt” luôn.
Trò chơi đánh bi - là chúng tôi đào một cái lỗ, rồi cùng vạch một hàng kẻ ngang, cách cái lỗ khoảng ba mét. Thằng đi trước sẽ nhắm cái lỗ mà bắn. Có hai cách bắn bi là dùng bàn tay trái hoặc phải, tay nào thuận với mình, đặt ngón cái xuống đất làm điểm tựa, rồi tay kia cầm viên bi, đặt vào ngón trỏ hoặc ngón giữa rồi nhắm bắn. Cách thứ hai là bắn ngữa, nghĩa là để bàn tay nằm ngữa, dùng ngón tay trỏ cong lại, đặt viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái, nhắm cái lỗ mà thảy viên bi. Cách này nhẹ nhàng hơn, có nhiều đứa bắn rất nghề, bắn như “để”. Phải canh me sao cho viên bi lọt vào lỗ. Thường thường những viên bi đầu chưa vào lỗ hẳn, chỉ gần kề hoặc xa. Ai bắn bi gần lỗ hơn sẽ được tiếp tục bắn, có thể nhắm viên bi của đối phương mà bắn cho văng ra xa, nhiều cú bắn mạnh, viên bi đối phương có thể bị vỡ, người thắng có thể tiếp tục cho viên bi của mình vào lỗ, thế là thắng. Cái sướng nhất của thú chơi bi là bắn được viên bi của đối phương lăn ra xa, hay thú hơn nữa là bắn trúng viên bi đối phương, nghe cái “cốc” rồi viên bi bể ra làm nhiều mảnh.
Tôi và thằng Đông chơi ngang cơ nhau, nên gần hai tiếng đồng hồ quần thảo trên chiếc sân đất nhà nó, tôi cũng mê đi, không biết có em Tuyền ở trong nhà không, chẳng thấy bóng dáng em đâu, nhưng tôi không ân hận vì sau trận đấu, tôi tóm được cũng gần bảy viên bi của thằng Đông, nó mặt như méo, còn tôi bỏ những viên bi thắng trận vào trong túi áo rồi dọt lẹ.
Mối
tình đó tôi thất
bại,
tôi không “chim” được
em Tuyền,
đó cũng là điều
dễ
hiểu,
vì tôi chơi
ăn bi của
thằng
Đồng,
nên thằng
Đông chữi
tôi. Thằng
Đồng
chữi
tôi thì làm sao tôi “chim” em nó được.
Trần Yên Hòa
(còn tiếp)
Mời nghe nhạc:
*