English
English
Tiếng Việt
Articles matching with author (32)
About Author
Author List
Vương Trùng Dương
Latest
A-Z
Z-A
Vương Trùng Dương - Tưởng nhớ nhà thơ Nam Kỳ Lục Tỉnh Trần Tuấn Kiệt
Saturday, October 19, 2019
9:37 AM
(h.VTD) Trần Tuấn Kiệt qua đời vào chiều ngày 8 Tháng Mười, 2019, tại Sài Gòn, thọ 80 tuổi. Mồ côi mẹ lúc 8 tuổi nên thuở bé ông sống với bà ngoại tại vùng tản cư ở Đồng Tháp Mười. Năm 1950, lúc 11 tuổi lên Sài Gòn, theo học ở trường Tân Thanh với các giáo sư như Tam Ích, Thiên Giang, Bùi Giáng, Đồng Tân… và sau học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc về bộ môn thổi sáo và đàn tranh, theo học một năm rồi bỏ ngang. Với năng khiểu bẩm sinh, khởi đầu nghiệp cầm bút, thơ xuất hiện trong mục Hoa Hàm Tiếu, giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh; gia nhập Văn Đàn Bạch Nga và cộng tác tờ bán nguyệt san Phổ Thông (1958-1971) của Nguyễn Vỹ… Tam Ích giới thiệu vào làng báo ở Sài Gòn. Từ cuối thập niên 1950 ông đã cộng tác với nhiều tờ báo và tạp chí cho đến Tháng Tư, 1975. Bút hiệu Sa Giang ghép từ quê nhà Sa Đéc và Nam Kỳ Lục Tỉnh, vùng đất có nhiều dòng sông với Cửu Long Giang. Với thơ ông ký Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, với văn ông ghi Trần Tuấn Kiệt. Ngoài ra ông còn nhiều bút hiệu khác như:
Vương Trùng Dương - Nhà Giáo Hà Mai Anh & Tác Phẩm Tâm Hồn Cao Thượng
Sunday, June 9, 2019
9:22 PM
Tác giả Edmondo De Amicis viết về tác phẩm cho trẻ thơ, câu chuyện dẫn dắt từ Ngày Khai Trường tại thành Torino, thành phố ở Tây Bắc nước Ý, vào thứ Hai ngày 17 tháng Mười đến Trang Cuối Cùng Của Mẹ Tôi vào thứ Bảy, ngày 1 tháng Bảy. Tác phẩm tuy mỏng, gồm 60 “tiểu mục” ngắn từ (1 Ngày Khai Trường) “Hôm nay tôi đi học…” đến (60 Trang Cuối Cùng Của Mẹ Tôi) với dòng kết “Mẹ tôi tin rằng hình ảnh trường cũ sẽ in vào ký ức của con cho đến lúc tàn hơi thở cuối cùng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng của nhà cũ kỹ mà ở đó mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con - Mẹ con”. (Thuở còn cắp sách đi học, chị Sáu tôi cho quyển sách nầy, tôi chưa cảm nhận được nhưng khi về già sống ở hải ngoại cảm thấy tuyệt vời ở trong lòng con người mất nơi chôn rau cắt rốn!). Nhà giáo Hà Mai Anh, vị thầy khả kính trong ba thập niên 50, 60 và 70 dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tác phẩm Tâm Hồn Cao Thượng được nhà giáo Hà Mai Anh chuyển ngữ với lời văn trong sáng, nhẹ nhàng, khi đọc cảm tưởng như những lời tâm
Vương Trùng Dương - Âm Nhạc & Cuộc Sống
Friday, May 17, 2019
6:27 PM
Những bản giao hưởng tuyệt vời của Berlioz, Schuber, Mendelssohn, Tchaikovsky, Dvorak… đã làm thăng hoa thể loại âm nhạc nầy. Sở dĩ thể loại nầy trước đây được “gán ghép” là nhạc bác học, nhạc hàn lâm, nhạc quý tộc vì thời đó khi trình diễn chỉ hạn chế cho số người quyến quý và giàu có. Ở VN trước đây và trước năm 1975 ở miền Nam VN quan niệm rằng thể loại nầy thuộc âm nhạc bác học (hàn lâm) nhưng thời gian gần đây ở trong nước lại phủ nhận. Nếu tranh cãi thì rất dài dòng văn tự và coi như “nói chuyện với đầu gối” nen miễn bàn! Thưởng thức nhạc cổ điến Tây phương cũng đòi hỏi thêm phần kiến thức về nhạc sử, tiểu sử nhà soạn nhạc mới cảm nhận được trường hợp và môi trường sáng tác. Bây giờ thì loại “trưởng giả học làm sang” tham dự các cuộc trình diễn âm nhạc cổ điển như “đàn gãy tau trâu” cũng nhan nhản! B: Âm nhạc dân gian, trong một bài viết ghi nhận: “Đây là một nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà soạn nhạc khác. Tại nước Anh, Vaughan Williams trộn lẫn những âm thanh của những bài
Vương Trùng Dương - Nhìn Lại Báo Chí Trong Nước
Monday, April 15, 2019
7:53 AM
Theo bản tin Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 09/4/2019: Quy hoạch báo chí ‘vi hiến’, sẽ ‘làm thất nghiệp’ hàng nghìn nhà báo? Theo tìm hiểu của VOA, tính đến giữa năm 2018, Việt Nam có hơn 1.100 cơ quan báo chí các loại, gồm 857 báo và tạp chí in, 195 trang báo điện tử và tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương...” Báo Chí (Press) đã có từ xa xưa, kế đến là Truyền Thanh (Broadcasting) và Truyền Hình (Television - TV) thường gọi là Truyền Thông (Media), sau nầy có thêm Internet nên gọi là Truyền Thông Đại Chúng (Communication). Theo Wikipedia “Vào cuối thế kỷ 20, truyền thông đại chúng có thể được phân ra thành 8 ngành công nghiệp: sách, báo in, tạp chí, ghi dữ liệu, phát thanh, điện ảnh, truyền hình và Internet. Trong thập niên 2000, một sự phân loại gọi là "seven mass media" (bảy loại hình truyền thông đại chúng) đã trở nên phổ biến. Nó bao gồm: In ấn từ cuối thế kỷ 15. Ghi dữ liệu từ cuối thế kỷ 19. Điện ảnh từ khoảng năm 1900. Phát thanh từ
Vương Trùng Dương - Nhân đọc: “Nha Trang không có ngày về!”
Sunday, April 7, 2019
8:04 AM
Cuối năm 1970, tôi thuyên chuyển về Nha Trang, Hè năm 1971, tôi rời Nha trang để theo khọc Khóa 3 Trung Cấp CTCT ở quân trường cũ tại Đà Lạt. Sau khóa học, tôi về phục vụ tại Đà Nẵng và sau đó trở lại quân trường nầy cho đến ngày mất nước. Trong quãng thời gian đó, tôi thường về Nha Trang, nơi chốn tôi “dừng bước giang hồ” khi lập gia đình. “Mùa hè năm 1982, tôi trở lại Nha Trang sau những năm trong vòng lao lý. Thăm bãi biển Nha Trang, nơi để lại trong tôi nhiều kỷ niệm không bao giờ phai. Tôi lặng lẽ đi dưới ánh trăng thượng tuần tỏa ánh nhạt nhòa trên bãi cát. Tình khúc “Nha Trang Ngày Về” của Phạm Duy như nỗi lòng, tâm trạng của kẻ chiến bại, mang nỗi khổ đau với bao vết hằn chồng chất đang tìm về nơi thiên đường đánh mất. Đâu rồi “con đường tình sử” của Bá Đa Lộc, mỗi lần thả bộ, nhà tôi lại nhắc đến những hình ảnh bạn bè giữa thập niên 60, năm Đệ Nhất A của trường Võ Tánh; đâu rồi những góc phố thân thương, những hàng quán ban đêm với món ăn mang đặc sản Nha Trang... tất cả đã
Vương Trùng Dương - Thanh Thúy, Liêu Trai Hòa Nhập Cung Đàn
Tuesday, March 26, 2019
9:50 AM
Thanh Thúy qua ca khúc trữ tình, lãng mạn của nhiều nhạc sĩ tài danh được mô tả bằng tiếng hát lơ lửng với khói sương, nhấp nhô cùng sóng nước, đam mê theo cung bậc, thì thầm với kẻ tình si, du dương trong tĩnh lặng, vỗ về với yêu thương. Nguyên Sa viết: “Thanh Thuý là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, triết gia Nguyễn Văn Trung. Bởi vì Thanh Thuý chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ bén nhạy bắt được cảm xúc riêng tư mà diễn đạt cái khách quan mênh mông trong cái chủ quan, riêng lẽ sống thực và chân thành… Trịnh Công Sơn những ngày đầu đời đã viết Ướt Mi cho Thanh Thuý”. Nguyên Sa lấy tựa đề “Từ Em Tiếng Hát Lên Trời” trong bốn câu thơ lục bát rất tuyệt của Hoàng Trúc Ly tỏ bày trong niềm giao cảm về Thanh Thuý: “Từ em tiếng hát lên trời Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh. Sợi buồn chẻ xuống lòng anh Lắng nghe da thịt tan thành
Vương Trùng Dương - Vĩnh Biệt Tình Anh!
Sunday, March 17, 2019
6:08 PM
Năm 2016, trong bài viết Đôi Dòng Với Tiếng Chim Gọi Đàn của tôi cho Đặc San Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Nhập Ngũ của Khóa I Nguyễn Trãi, Trường Đại Học CTCT Đà Lạt. Tôi trích đăng các bài viết của bạn bè viết cho các người bạn đã nằm xuống, trong đó có đoạn của Đào Hoàng Việt. Và, tôi viết: “Màu tím là màu của bi thương, trong cuốn Văn Nhân & Tình Sử tôi viết 3 bài liên quan đến cuộc tình trong thơ của Hữu Loan, trong nhạc của Hoàng Trọng và Hoàng Nguyên... man mác nỗi buồn của người cầm bút. Khi đọc những dòng cuối của Đào Hoàng Việt khi viết về Lê Minh Châu với hình ảnh tà áo tím của người yêu nơi nhĩa trang, tôi lặng người với hình bóng đau thương: “Ngày tiễn đưa Lê Minh Châu ra Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, anh em cùng khóa tự khiêng quan tài bạn mình. Tôi ở lại đến phút cuối cùng, đứng xa để nhìn lại lần cuối nơi bạn mình vĩnh viễn an nghỉ. Mọi người về hết chẳng còn ai duy chỉ còn một tà áo tím buồn với mái tóc dài phủ bờ vai phất phơ trong nắng chói chang giữa khoảng không gian
Vương Trùng Dương - Lara, Người Tình Muôn Thuở
Tuesday, March 12, 2019
1:10 PM
Tác phẩm Bác Sĩ Zhivago (tiếng Anh: Doctor Zhivago, tiếng Pháp: Docteur Jivago) được giải Nobel Văn Chương năm 1958 nhưng tác giả Boris Pasternak (1890-1960) đang sống trong chế độ CS Liên Xô nên không được sang Thụy Điển nhận giải và bị Hội Các Nhà Văn Xô Viết (The Soviet Writers Union) kết tội là kẻ phản động, loại ra khỏi tổ chức!. (Tháng 12 năm 1989, con trai của Boris Pasternak là nhà văn Evguenii đã được mời sang Thuỵ Điển nhận giải thưởng thay ông, với những nghi thức long trọng như lễ trao giải chính thức). Boris Pasternak là nhà thơ đã ấn hành nhiều thi phẩm và truyện ngắn, tự truyện, Dr. Zhivago là tác phẩm đầu tay đưa tên tuổi ông trên đài danh vọng, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trên thế giới. Boris Pasternak phác họa tác phẩm trong bối cảnh xảy ra bầu không khí khủng bố và nghi kỵ của thời đại Stalin vào thời kỳ “Cách Mạng 1917”. Zhivago sống trong giai đoạn bất an và không thể chấp nhận ách cai trị độc đoán của chế độ này nên tự tìm lối thoát trong cuộc
Vương Trùng Dương - Nguyễn Trãi & Thơ Xuân Chữ Nôm
Tuesday, February 12, 2019
7:27 AM
Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi thoát khỏi thời kỳ Bắc thuộc. Theo Lê Quý Đôn chép trong sách Đại Việt Thông Sử, những tác phẩm lớn của Nguyễn Trãi như Quân Trung Từ Mệnh Tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và văn răn tướng sĩ, từ năm 1423 đến năm 1427. Lam Sơn Thực Lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Ức Trai Thi Tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn Ca nổi tiếng, sách gồm 3 quyển, Nguyễn Trãi soạn, Trần Khắc Kiệm biên tập (Văn nghiệp của Nguyễn Trãi được lưu lại hậu thề nhờ công lao của Trần Khắc Kiệm vâng chỉ dụ của Lê Thánh Tông đã sưu tập tác phẩm Nguyễn Trãi sau khi ông bị giết, nhưng tác phẩm ấy đã thất lạc. Đến đời Nguyễn, Dương Bá Cung, người cùng làng Nhị Khê với Nguyễn Trãi, vì kính yêu di sản
Vương Trùng Dương - Tán Chuyện Năm Hợi: Heo, Lợn & Người
Wednesday, January 30, 2019
6:23 PM
Back