Thơ tình Đạm Thạch cũng là những khắc khoải, luôn nhớ thương về một người yêu xưa cũ đã bay xa ngút khỏi tầm tay. Thơ tình của anh dùng rặc ròng ngôn ngữ miền nam, nhưng ta thấy quen thân lắm, như ta đi một chuyến xe đò, từ Sài Gòn về Cà Mau, Năm Căn, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Đéc, Đồng Tháp Mười, Mỹ Tho yêu dấu. Gặp những người áo nâu, tóc dài cột thành búi, hay những cô gái bận áo bà ba với câu hò trên sông nước ngọt lịm tình dân dã:
Người viết bài này có lần đọc bất chợt, đọc thoáng qua một vài bài thơ của Trần Yên Hòa và thoáng gặp hình tượng Em được nhân-cách-hóa từ thiên nhiên: em không phải người mà là Mùa Thu, và từ đó vẫn mang ý định sẽ có dịp nói nhiều về thiên nhiên nhân cách hóa trong thơ Trần Yên Hòa. “Ta nghiêng về giải đáp tác giả Trần Yên Hòa muốn vượt qua thơ lãng mạn tình yêu để hướng về thơ diệu vợi, bởi từ ngữ Em không phải chỉ về người mà chỉ về thiên nhiên: mùa thu được nhân cách hóa thành người em hương sắc” (trích trong bài “Mùa Thu Mênh Mông và Mùa thu Cục Diện Trong Thi Ca Hải Ngoại”, tạp chí Văn Học số 232, ấn hành tại Nam California, tháng 7&8 năm 2006).
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.